Chú thích Giả Đảo

  1. Ghi theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II) và Từ điển văn học (bộ mới). Nguyễn Hiến Lê ghi năm sinh và mất của ông là: 788-843. Trần Trọng San ghi là: 793-865.
  2. Gọi vậy vì các thi sĩ thuộc phái này thường ngâm thơ ra rả suốt đêm, mong tìm được một tiếng lạ lùng hoặc hạ một vần khó khăn. Giả Đảo có bài thơ "Tuyệt cú" bộc lộ sự “khổ ngâm” này, dịch: Hai câu làm ba năm - Ngâm lên lệ ướt đầm - Tri âm không thưởng thức - Núi cũ trở về nằm. (Bản dịch chép theo Lịch sử văn học Trung Quốc, Tập II, tr. 248). Dịch Quân Tả cho biết: Giả Đảo thường khổ ngâm có khi nhập thần. Giá như có "Bạch khởi ví kiếm trước mặt, Tô Tần khua lưỡi sau lưng" ông cũng không hay biết. (Văn học sử Trung Quốc, Tập I, tr. 476). Ở Việt Nam, Nguyễn Hiến Lê (sách dẫn ở mục tham khảo, tr. 456), còn dùng từ “quái đản” để gọi phái này, vì họ còn chủ trương viết sao phải cho khác người, làm cho người kinh dị thì mới khéo và lòng họ mới yên (ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu).
  3. Nguyễn Hiến Lê trong Đại cương Văn học sử Trung Quốc (tr. 460) cho biết ông thi đỗ tiến sĩ, được bổ làm quan là không đúng.
  4. Trong Thơ Đường của Trần Trọng San, có thêm chi tiết: Năm 821, đời Đường Mục Tông (ở ngôi: 820-824), vì làm thơ chỉ trích quan Tể tướng, bị trục xuất khỏi kinh thành. Rồi cũng vì hay bài bác, bị biếm ra làm Chủ bạ tại Trường Giang, kế nữa là chức Tư thương tham quân tại Phố Châu. Sau được đổi làm chức Tư hộ, nhưng chưa kịp nhậm chức thì mắc bệnh mất (Tủ sách Đại học TH TP. HCM, 1990, tr. 148).
  5. Lịch sử văn học Trung Quốc, Tập II, tr. 247.
  6. Bài Kiếm khách: Mười năm mài một kiếm - Lưỡi sắc chưa thử dùng - Hôm nay đem tặng bạn - Dẹp tan nỗi bất bằng (Bản dịch chép theo Lịch sử văn học Trung Quốc, Tập II, tr. 248).
  7. Từ điển văn học (bộ mới), tr. 517.
  8. Văn học sử Trung quốc, Tập I, tr. 477-478.
  9. Bản dịch chép đúng theo báo Ngày nay số 84, ngày 7 tháng 11 năm 1937. Sau in lại trong Thơ Đường, Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, Nhà xuất bản Trẻ, 1989, tr.221.
  10. Lược theo Nguyễn Khắc Phi, Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen mà lạ, tr. 168-170. Phần chữ nghiêng trích trong Thiền thi giám thưởng từ điển, Hà Nam nhân dân xuất bản xã, 1995, tr. 660-661.
  11. Giang Tô Cổ tịch xuất bản xã, Nam Kinh, 1990, tr. 731.
  12. Trích trong Thơ văn cổ Trung Hoa, tr. 165.
  13. Theo Dịch Quân Tả thì ông được thăng chứ không phải bị biếm như các sách trên đã ghi. Phần giai thoại được lược kể theo Trần Trọng San (Thơ Ðường, tr. 148), Nguyễn Hiến Lê (Đại cương Văn học sử Trung Quốc, tr. 461) và Dịch Quân Tả (Văn học sử Trung Quốc quyển I, tr. 477)